[Kiến Thức] Có Tồn Tại Một Tư Thế Chạy Chuẩn Tuyệt Đối Không?

Sang Nguyen
Đăng ngày 26/03/2020
701 Lượt xem
Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

Tư thế giúp tăng hiệu năng chạy bộ liệu có tồn tại?

Hiệu năng chạy bộ (Running Economy) thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả của việc chạy. Vì vậy nhiều nhà khoa học đã cố gắng khám phá ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu năng chạy bộ. Tuy nhiên trong những nghiên cứu trước đây, hầu hết các số liệu cơ học - sinh học ảnh hưởng đến hiệu năng chạy bộ đều cho ra các kết quả trái ngược nhau. Lấy trường hợp thời gian tiếp xúc mặt đất làm ví dụ. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thời gian tiếp xúc mặt đất lâu hơn có lợi cho hiệu năng chạy bộ. Ngược lại, các nghiên cứu khác đưa ra kết luận thời gian tiếp xúc mặt đất ngắn hơn thì tốt hơn. Và cũng có các nghiên cứu cho rằng không có mối tương quan giữa thời gian tiếp xúc mặt đất và hiệu năng chạy bộ.

Các nghiên cứu về cách tiếp đất khi chạy cũng đưa ra những kết quả mâu thuẫn. Một số nghiên cứu ủng hộ cách tiếp đất bằng phần trước của bàn chân có lợi cho hiệu năng chạy bộ. Trong khi những nghiên cứu khác lại tin rằng tiếp đất bằng phần sau của bàn chân mang lại hiệu quả tốt hơn. Ngoài ra, khi quan sát mối quan hệ giữa tín hiệu điện cơ đồ và hiệu năng chạy bộ, sự kích hoạt cơ chân sau trong quá trình tiếp đất khi chạy làm tăng nhu cầu trao đổi chất, trong khi đó sự co lại của các nhóm cơ đối lập trước khi tiếp đất làm giảm nhu cầu trao đổi chất. Mặc dù mỗi nghiên cứu đều có thể giải thích một cách hợp lý mối quan hệ giữa các thông số cơ học sinh học và hiệu năng chạy bộ, nhưng rất khó có thể áp dụng vào việc tập luyện trong thực tế vì những kết quả mâu thuẫn với nhau.


有絕對標準的跑姿嗎?


Một số học giả tin rằng nguyên nhân của hiện tượng mâu thuẫn phía trên là do không tồn tại một tư thế chạy tiêu chuẩn, bởi vì các tư thế chạy khác nhau sẽ mang lại những cách tiếp kiệm năng lượng khác nhau. Để chứng minh giả thuyết này, Thibault Lussiana và cộng sự đã công bố một nghiên cứu vào năm 2017, so sánh sự khác biệt về hiệu năng chạy bộ giữa hai vận động viên sử dụng hai tư thế chạy khác nhau. Phương pháp phân biệt được sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp Volodalen (hình bên dưới). Phương pháp này yêu cầu người quan sát sử dụng năm tiêu chuẩn, mỗi tiêu chuẩn từ 1 đến 5 điểm để tính điểm các đối tượng quan sát, sau đó chia thành hai loại vận động viên dựa trên điểm số . Những người có ít hơn 15 điểm là những người chạy bộ với tư thế bàn chân nâng lên gần mặt đất (terrestrial running pattern – chạy gần mặt đất). Những người có điểm cao hơn 15 là những người chạy với tư thế bàn chân cách xa mặt đất (aerial running pattern – chạy xa mặt đất). Những người chạy gần mặt đất tập trung chạy về phía trước bằng cách “hướng về phía trước”, không phải “hướng về phía trên”. Những người chạy xa mặt đất chủ yếu dựa vào lực lưu trữ đàn hồi để tăng thời gian nhảy lên khỏi mặt đất. Nhóm nghiên cứu tin rằng hai phương pháp chạy khác biệt này dễ áp dụng hơn vào luyện tập trong thực tế và các cách chạy này đều xuất hiện trong các cuộc thi chạy bộ.


Hiệu năng chạy bộ của hai phương pháp là như nhau!


Kết quả nghiên cứu được biểu thị trong hình dưới đây. Màu trắng đại diện cho “chạy xa mặt đất”, màu đen đại diện cho “chạy gần mặt đất”, RE đại diện cho “hiệu năng chạy bộ”. Nhóm nghiên cứu nhận ra rằng hai phương pháp chạy đều manh lại hiệu năng chạy bộ như nhau. Người chạy gần mặt đất có thời gian tiếp đất nhiều hơn, khi tiếp đất thì phần đùi có độ nén dài hơn. Hiện tượng như vậy được giải thích rằng cơ chế tiết kiệm năng lượng chính của phương pháp này là giảm sức cản đối với trọng lực. Sử dụng lực nén chân nhiều hơn để tránh giảm tốc độ khi chân chạm đất, sau đó truyền năng lượng để chạy về phía trước. Trong khi đó, những người chạy xa mặt đất do sử dụng được chu kỳ căng giãn của các cơ ở chân, nên khả năng sử dụng năng lượng đàn hồi tốt hơn.


Cơ chế chạy bộ này này cũng được xác minh qua số liệu từ điện cơ đồ. Người chạy xa mặt đất có thời gian hoạt hóa nhóm cơ sinh đôi cẳng chân nhanh hơn so với người chạy gần mặt đất, do đó có lợi thế lưu trữ năng lượng đàn hồi tốt hơn. Khi tiếp đất, hiện tượng kích hoạt đồng thời của nhóm cơ đùi trước và sau của người chạy xa mặt đất cũng rõ ràng hơn, điều này có thể giúp tăng cường độ cứng của khớp gối. Mặt khác, các đỉnh kích hoạt nhóm cơ bán gân của những người chạy trên mặt đất có biên độ lớn hơn. Cơ bán gân thuộc về nhóm cơ gấp của đùi sau, là nhóm cơ quan trọng trong việc tạo ra lực đẩy về phía trước. Do đó nhóm cơ này có thể được sử dụng để chứng minh cơ chế tiết kiệm năng lượng của người chạy gần mặt đất.

Tác giả bài viết tin rằng không có câu trả lời tiêu chuẩn cho hiện tượng này. Lời khuyên cho các huấn luyện viên là: khi đào tạo không nên chỉ định cứng nhắc học viên phải chạy theo phong cách nào mà nên hướng dẫn học viên chạy theo phong cách tự nhiên mà họ cảm thấy thoải mái nhất. Tuy nhiên, phương pháp huấn luyện cho các phương pháp chạy khác nhau không được đề cập trong nghiên cứu trên.


Tài liệu tham khảo. 

Lussiana, T., Gindre, C., Hébert-Losier, K., Sagawa, Y., Gimenez, P., & Mourot, L. (2017). Similar running economy with different running patterns along the aerial-terrestrial continuum. International Journal of Sports Physiology and Performance, 12(4), 481-489. doi:10.1123/ijspp.2016-0107

Bài viết do Running Biji biên dịch.